Từ câu chuyện 6 người gọi 1 bánh tráng, có nên đuổi khách hàng không?

Đưa ra quy định về cách ứng xử, quy trình mua hàng là giải pháp đơn giản nhất để ngăn chặn những vị khách ảo tưởng về vai trò “thượng đế” của mình. Ngoài ra đây cũng là cớ hợp lý khi bạn muốn đuổi khách, vừa không mất lòng ai vừa tránh gây ức chế cho mình.
Mấy ngày gần đây cư dân mạng đang xôn xao vì một clip được chia sẻ nhanh chóng mặt trên các trang xã hội và báo điện tử. Nội dung của clip quay lại cảnh bà chủ quán bánh tráng nướng nổi tiếng Đà Lạt đuổi nhóm khách 6 người nhưng chỉ mua 1 chiếc bánh và muốn ngồi lại. Nếu bạn đang kinh doanh thì có lẽ câu chuyện này chẳng lạ lẫm, thậm chí có người còn gặp những tình huống tréo ngoe hơn nhiều với các “thượng đế” quái chiêu. Vậy trong trường hợp này, bạn có xử lý giống bà chủ quán kia không? Có thực sự đuổi thẳng tay? Nếu không thì liệu rằng có cách nào khéo léo hơn để vừa không mất lòng khách vừa không ảnh hưởng tới việc buôn bán?

Bạn muốn kinh doanh hay học hỏi kinh doanh . Muốn lập nghiệp nhưng thiếu kinh nghiệm cần thiết . Vạch định chiến lượt kinh doanh cơ bản từ con số không . Bạn muốn tư vấn về kinh doanh lúc khởi nghiệp và những ý tưởng kinh doanh sáng tạo . Hãy đến với chúng tôi , với kinh nghiệm về những người đi trước , chúng tôi sẵn sàng chia sẽ những bài học quý báu lúc mới bắt đầu lập nghiệp.

Chẳng đặng chẳng đừng mới phải đuổi khách

Mở cửa kinh doanh ai chẳng mong có càng nhiều người mua hàng càng tốt, đâu ai tự dưng đuổi khách vừa thiệt thân vừa mang tiếng xấu. Nhưng có những lúc chẳng đặng chẳng đừng mới phải dùng tới hạ sách trên, trường hợp của bà bán bánh tráng nướng tại Đà Lạt là một ví dụ điển hình. Ngoài ra còn một số “thượng đế” sau khiến các chủ cửa hàng chỉ muốn “tiễn vong” ngay lập tức:

Khách phá hàng

Chuyện khách hàng thử rồi làm hỏng đồ không phải hiếm, nhưng điều đáng nói là những “thượng đế” này có khả năng lý sự cùn và độ dày của da mặt khá cao khi liên tục đổ lỗi cho sản phẩm vốn đã vậy. Chị T, một chủ cửa hàng quần áo cũng gặp trường hợp tương tự từng ngán ngẩm khi “thượng đế” của chị làm ầm lên vì bị bắt bồi thường. Mặc dù vẫn thu lại được tiền nhưng danh tiếng cửa hàng chị cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Khách chây lỳ

Đây là tình trạng mà các quán cà phê, đồ uống thường gặp phải nhất, khách chỉ gọi một cốc nước và ngồi từ sáng đến tận tối. Chuyện sẽ không có gì nếu quán không đông và khách hàng không quá ồn ào. Lúc này đuổi hay cứ để khách ngồi chắc chắn sẽ là câu hỏi khiến các chủ cửa hàng đau đầu.

Khách cư xử thiếu văn hóa

Câu chuyện khách vào cửa hàng nói chuyện lớn tiếng, quát tháo hoặc có thái độ thiếu nghiêm túc không phải hiếm. Để tránh ảnh hưởng đến người khác, nhiều chủ cửa hàng buộc phải mời họ ra về dù mang tiếng xấu.

Khách có những yêu cầu quá đáng

Có vẻ như nhiều vị khách đang hiểu lầm nghĩa của câu “khách hàng là thượng đế” khi thực sự coi mình là thượng đế rồi đưa ra các yêu cầu quá đáng. Một chủ cửa hàng quần áo trên phố Huế tâm sự, sản phẩm của chị có nhiều đồ bán theo bộ, đã chuẩn kích cỡ, thế nhưng nhiều khách nhất định đòi xé lẻ ra mua, có người còn muốn mua áo và quần mỗi thứ một cỡ khác nhau. Dù chị đã giải thích nhưng vẫn phải hứng chịu nhiều lời lẽ khó nghe từ khách.

Những bí quyết xử lý khách hàng quái chiêu


Muốn đuổi khách cũng phải đuổi cho thật khéo

Mời mua thêm hoặc mua sản phẩm khác

Lấy trường hợp bà bán bánh tráng nướng làm ví dụ, thay vì tỏ ra khó chịu và đuổi khách thì bạn có thể tư vấn để khách mua thêm bánh. Nếu khách nhất định không mua, hãy đề nghị họ mang về.

Lắp các thiết bị theo dõi

Với trường hợp khách phá hàng, bạn nên lưu giữ lại bằng chứng để đối chất với khách khi họ cố tình đổ lỗi. Hiện nay nhiều shop đã lắp đặt hệ thống camera quan sát nên dễ dàng có được hình ảnh trước và sau khi khách thử đồ, chỉ cần so sánh một chút là nhận ra sự khác biệt.

Quy định rõ ràng

Đưa ra quy định về cách ứng xử, quy trình mua hàng là giải pháp đơn giản nhất để ngăn chặn những vị khách ảo tưởng về vai trò “thượng đế” của mình. Ngoài ra đây cũng là cớ hợp lý khi bạn muốn đuổi khách, vừa không mất lòng ai vừa tránh gây ức chế cho mình.

Giải thích chi tiết

Nếu gặp phải trường hợp khó xử như khi khách hàng chây lỳ bạn nên đích thân giải thích cho họ hiểu bằng lý do khéo léo chứ đừng mời họ ra về hoặc chỉ dùng mấy câu ngắn gọn. Tốt nhất là hãy xin lỗi và mong họ thông cảm, nếu được hãy đền bù cho họ bằng phiếu giảm giá cho lần đến sau. Làm như vậy khách hàng dù không muốn nhưng cũng không ác cảm với cách ứng xử của cửa hàng.
Quản Lý Nhà Hàng
Quản trị Kinh Doanh
Thương Hiệu
Tiệm Bánh – Ăn Vặt
Ý Tưởng Kinh Doanh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bước khởi đầu giúp cho ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm

5 bí quyết để quản lý nhân viên tránh thất thoát cho cửa hàng

Nên giải quyết thế nào khi hàng bán bị trả lại?